Làng nghề chè Phú Yên

Đầu năm 2016, làng nghề chè truyền thống Phú Yên xã Yên Bài đã được UBND thành phố Hà Nội cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống, đó là niềm vinh dự cho nhân dân nơi đây.

 

Sống nhờ trồng chè.

Là làng nghề được hình thành từ làng chè đội 5 trước đây thuộc nông trường Ba Vì từ năm 1961, vì vậy mà các hộ ở đây đã có kinh nghiệm trồng, sản xuất và chế biến chè cách đây hơn 50 năm, chè của người dân trong làng đã yêu cây chè và sống nhờ cây chè, chè Phú Yên về chất lượng không hề kém so với các vùng trồng chè khác ở huyện Ba Vì. Ông Lê Quang Cường cho chúng tôi biết “Toàn thôn có 226 hộ, thì có 210 hộ làm nghề chè chế biến búp khô, chiếm 92,11% số hộ trong thôn, có 84,3% số lao động trong thôn làm nghề trồng chế biến chè”. Toàn thôn hiện có 166,2ha chè, chè mà người dân trồng chủ yếu là giống chè PH1, Phúc Vân Tiên, DL2…

Thu hái chè ở làng nghề chè truyền thống Phú Yên

 

Đến thăm hộ gia đình anh Nguyễn Văn Quý, anh Quý cho biết “Gia đình anh có diện tích 2.500m2 chè, với kinh nghiệm trồng chè lâu năm, anh dùng thuốc trừ sâu sinh học cho cây chè, mỗi năm anh thu 6 đến 7 tạ chè búp khô, thu nhập trừ chi phí cũng lãi khoảng 30 triệu đồng”. Anh Trần Thành lại có diện tích 4.000m2  chè , rút kinh nghiệm cho việc trồng chè sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhiều loại thuốc độc hai, lâu phân hủy các năm trước đây, anh Thành cũng cho biết, nếu sử dụng thuốc này, bản thân anh là người hái chè, sao chè cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nên anh cũng sử dụng các loại thuốc sinh học cho chè, sản phẩm chè cũng tốt hơn so với trước đây, mỗi năm diện tích chè này cũng cho anh thu nhập trừ chi phí mỗi năm khoảng 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Ngân lại là hộ trồng giống chè Phúc Vân Tiên, với diện tích 3 sào, giống chè này tuy năng suất không cao bằng giống chè PH1 hay các giống chè khác, nhưng chất lượng chè lại thơm và ngon hơn, nếu chè kia giá từ 60 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/kg thì Phúc Vân Tiên giá 300 nghìn đồng/kg, chè sản xuất ra tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt từ năm 2015, có hộ anh Nguyễn Hoàng Vững, đây là hộ sản xuất chè tiêu biểu nhất của thôn, với diện tích 4.000m2  chè, anh đã dùng chế phẩm Basalt-Pest và Basug-tea của Trung tâm Nghiên cứu phát triển kinh tế và công nghệ ETC. Sản phẩm này được thay thế hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật, nó là sản phẩm từ muối và đường, nó có tác dụng khi sâu bệnh ăn dính lá chè này thì sẽ cảm thấy không muốn ăn lá chè, sau đó từ chán ăn sẽ dẫn đến tự chết. Chính vì sự an toàn của nó mà khách hàng trong và ngoài nước đã đặt hàng anh liên tục, sản phẩm làm ra đến đâu hết đến đó. Anh Vững cho biết, với diện tích chè trên, năm vừa qua anh thu nhập trừ chi phí lãi 96 triệu đồng, so với trồng chè truyền thống dùng thuốc bảo vệ thực vật, và một số chế phẩm thuốc sinh học, thì sản phẩm chè mới này cho thu lãi hơn 36 triệu đồng/năm. Từ mô hình trồng chè sạch, đến nay đã có 8 hộ trong thôn bắt đầu làm theo anh, dự kiến sẽ nhân rộng tiếp trong thời gian tới.

Anh Lê Quang Cường cho biết, trong suốt những năm qua, việc sản xuất và chế biến chè búp khô của thôn đến năm 2015 là hơn 23 tỷ đồng, chiếm 79% doanh thu của nhân dân trong thôn, thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2015 của thôn Phú Yên là hơn 39 triệu đồng/người/năm. Sản phầm chè ở Phú Yên đã được tiêu thụ chính ở các thị trường là Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc…

Nguồn: bavi.hanoi.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu Chính x